Khái niệm xuất nhập khẩu là gì?. Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia khác với nhau.. Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng, tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế, tình hình chính trị hay thậm chí là sức mạnh của một quốc gia.
Vậy xuất nhập khẩu là gì? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm xuất nhập khẩu cũng như những thông tin cần biết để nắm rõ về ngành xuất nhập khẩu Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung.
Hoạt động xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu (Import & Export) là gì là cách gọi chung của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Hoạt động này bao gồm nhập khẩu (Import) và xuất khẩu (Export). Trong đó:
Khái niệm xuất nhập khẩu thường được sử dụng để chỉ hoạt động thương mại hàng hoá quốc tế. Các khía cạnh xuất khẩu và nhập khẩu của hoạt động này bao gồm:
Nhập khẩu (Import): được hiểu là hoạt động đưa hàng hóa từ những quốc gia khác vào quốc gia mình để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ví dụ, nhập khẩu hàng của Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn vào Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu mua sắm, sử dụng của người dân.
Xuất khẩu (Export): người lại với nhập khấu, xuất khẩu góp phần đưa hàng hóa từ trong nước ra nước ngoài để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia.
Việc xuất nhập khẩu giữa các quốc gia có thể mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên. Những quốc gia sản xuất ra nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ chất lượng cao có thể bán chúng cho những quốc gia khác và kiếm được thu nhập. Những quốc gia nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ có thể cung cấp những sản phẩm mà họ không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu của nước mình.
Phía trên là cách hiểu đơn giản về hoạt động xuất nhập khẩu.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm về định nghĩa xuất nhập khẩu là gì được nêu trong Luật thương mại của Việt Nam. Theo đó:
“Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài dựa trên các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.”
Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu là gì?
Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, đó là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia.
Cụ thể, hoạt động xuất khẩu là quá trình bán hàng hóa hoặc dịch vụ từ một quốc gia sang một quốc gia khác. Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu là quá trình mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một quốc gia khác để mang về quốc gia nội địa.
Các lợi ích của hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm:
Tăng trưởng kinh tế: Xuất khẩu và nhập khẩu tạo ra cơ hội kinh doanh mới và tăng doanh thu cho các doanh nghiệp. Điều này tạo ra việc làm mới và tăng thu nhập cho người lao động.
Đa dạng hoá nguồn cung: Qua hoạt động xuất nhập khẩu, các quốc gia có thể tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ từ nhiều nguồn cung khác nhau, từ đó giúp đảm bảo nguồn cung đa dạng và giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế.
Tăng cường tầm nhìn toàn cầu: Hoạt động xuất nhập khẩu cho phép các quốc gia tiếp cận với những nền kinh tế khác, tạo ra cơ hội học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia.
Hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế vững mạnh.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu cũng có thể gây ra những rủi ro, như thâm hụt thương mại hoặc các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, các quốc gia thường có các quy định và chính sách để quản lý và giám sát hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
Những chứng từ cần phải có trong xuất nhập khẩu
Có khá nhiều loại chứng từ xuất nhập khẩu. Thế nhưng tùy theo từng loại hàng hóa và từng quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau mà chứng từ có thể thay đổi. Chứng từ cũng có thể được thay đổi dựa vào nhu cầu của bên mua và bên bán.
Hai bên người mua và người bán sẽ thỏa thuận với nhau và đi đến ký kết hợp đồng ngoại thương ( Sale Contract ). Người bán sẽ tóm tắt nội dung chính về lô hàng và nội dung thanh toán trong hóa đơn chiếu lệ ( Proforma Invoice).
Căn cứ vào đó, người mua sẽ phát hành lệnh đặt hàng ( Purchase Order ), Tín dụng thư ( Letter of Credit ) để người bán thực hiện công việc chuẩn bị hàng hóa.
Khi đến thời gian thu xếp hàng được quy định trong hợp đồng, người bán sẽ phát hành Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) và Phiếu đóng gói (Packing List). Đồng thời, người bán cũng sẽ phải làm thủ xin cấp một số chứng từ khác tùy thuộc vào loại hàng hóa, ví dụ như:
- Vận đơn ( Bill)
- Giấy chứng nhận xuất xứ: các mẫu CO form E, form D…
- Chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis – CA)
- Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality – CQ)
- Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary), động vật (Veterinary Certificate), chứng nhận sức khỏe (Health Certificate), hun trùng (Fumigation Certificate)
- Đơn bảo hiểm hàng hóa (Insurance Policy)
Ngoài ra đối với một số mặt hàng xuất nhập khẩu cần phải có những loại giấy phép riêng, cụ thể là:
- Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
- Khai báo hóa chất
- Đăng kiểm xe máy chuyên dùng
- Kiểm dịch thực vật
- Hun trùng
Công việc trong ngành xuất nhập khẩu
Ngành xuất nhập khẩu là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và thường được phân chia thành nhiều vị trí và công việc khác nhau,. Các công việc trong ngành xuất nhập khẩu rất đa dạng và phong phú bởi ngành này rất rộng. Thế nhưng chúng ta có thể chia công việc trong ngành xuất nhập khẩu thành 6 nhóm. Các nhóm này sẽ có đại diện là các nhân viên đảm nhiệm từng công việc nhỏ, cụ thể là:
- Nhân viên hải quan (Customs Clerk)
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và logistics (sale)
- Nhân viên Chăm sóc Khách hàng
- Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
- Nhân viên thu mua
- Nhân viên thanh toán quốc tế
- Nhân viên hiện trường/giao nhận
- Nhân viên kế toán xuất nhập khẩu
Xem thêm : Ngành Logistics – Mức lương và cơ hội việc làm
Tóm lại khái niệm xuất nhập khẩu là gì đã phần nào được khái quát thông tin liên quan , chứng tỏ các hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.