Các tuyến đường biển quốc tế phổ biến của Việt Nam hiện nay. Với lợi thế đường bờ biển dài, Việt Nam đã tận dụng ưu thế này để đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua các tuyến vận chuyển đường biển quốc tế. Hiện có 3 tuyến đường hàng hải quốc tế tại Việt Nam như sau:
1. Tuyến đường biển từ Việt Nam sang châu Âu
Tuyến đường biển từ Việt Nam sang châu Âu là một tuyến đường rất dài, bao gồm các chặng sau:
Xuất phát từ biển Đông và đến Singapore, đây là một điểm tạm dừng để các tàu mua nhiên liệu và giấy tờ cần thiết. Tiếp đến, tàu sẽ tiến vào quần đảo Malaysia, qua Ấn Độ Dương để đi đến Biển Đỏ. Tàu tiếp tục đi theo hướng kênh đào Suez để đến vùng Địa Trung Hải.
Từ đây, tàu có thể di chuyển đến các nước Pháp, Ý, Bulgaria… Hơn nữa, tàu có thể đi qua eo Ixtanbul vào cảng Costanza, Vacna, Odessa; eo Gibranta để đến các nước Bắc Âu; kênh Kiel vào vùng biển Baltic để đến cảng các nước Đức, Phần Lan, Ba Lan, Thụy Điển.
2. Tuyến đường biển từ Việt Nam sang Châu Mỹ
Từ Việt Nam sang châu Mỹ sẽ có 3 tuyến đường hàng hải quốc tế:
– Tuyến đường đi qua kênh đào Suez:
Độ dài quãng đường: 11.600 hải lý.
Tuyến đường bắt đầu từ Việt Nam qua eo Singapore, Malacca đến phía Nam Srilanka (Ấn Độ Dương), rồi vào Hồng Hải, qua kênh đào Suez, đi trên biển Địa Trung Hải, qua eo Gibraltar và vượt Đại Tây Dương là đến châu Mỹ.
Tuyến đường biển này gần bờ nên có thể xử lý kịp thời nếu gặp phải sự cố. Tuy nhiên, chi phí khi đi qua kênh đào Suez khá cao do phải đi qua các eo có lượng tàu hoạt động lớn. Thời gian từ tháng 6 – 9 thường có mưa, gió mạnh và bão lớn.
– Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng (Good Hope):
Độ dài quãng đường: 12.850 hải lý.
Tàu xuất phát từ Việt Nam, đi xuống Indonesia, cắt ngang qua eo Jakarta và đi qua Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng (Nam Phi). Tàu tiếp tục băng qua Đại Tây Dương đến Đông Mỹ hoặc Trung Mỹ.
Vì tuyến đường hàng hải này không có nhiều tàu thuyền nên có chi phí thấp. Nhược điểm của tuyến đường này là khá xa bờ nên khó khăn trong việc cập cảng nạp nhiên liệu hoặc xử lý sự cố. Ngoài ra, thời tiết ở tuyến đường qua mũi Hảo Vọng thường có sóng, gió to, bão và lốc vào các thời gian trong năm.
Đường hàng hải quốc tế qua mũi Hảo Vọng có lợi thế là dòng chảy Nam Bán cầu giúp tăng tốc độ của tàu
– Tuyến đường đi qua kênh Panama:
Độ dài quãng đường: 10.850 hải lý.
Tàu chạy từ Việt Nam qua Philippine, băng qua Thái Bình Dương đến kênh đào Panama và phải vượt qua quả đồi cao 26m trên mực nước biển đến cảng ở Cuba hoặc các nước Trung Mỹ. Đây là tuyến đường biển ngắn nhất trong 3 tuyến, đường đi không quá phức tạp, phí qua kênh rẻ và thời tiết quanh năm khá thuận lợi. Nhược điểm của tuyến đường qua kênh Panama là dọc đường đi không có cảng để đến nạp nhiên liệu hoặc giải quyết sự cố nên cần phải chuẩn bị thật kỹ trước khi xuất phát.
3. Tuyến đường biển Việt Nam – Hồng Kông – Nhật Bản
Thời tiết của biển Hồng Kông khá giống với Việt Nam có các dòng hải lưu ổn định, thủy triều đều, không ảnh hưởng đến việc di chuyển của tàu. Tuy nhiên, khi đi lên phía Bắc sẽ chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, xuất hiện mưa vào tháng 6 – 7, bão vào tháng 11 – tháng 3 năm sau và sương mù vào tháng 11 – tháng 4 năm sau.
Vùng biển Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng từ gió mùa Đông Bắc, xuất hiện gió bão vào tháng 8 – 9. Hơn nữa, biển Nhật Bản cũng bị tác động bởi hai dòng hải lưu và chế độ nhật chiều với biên độ dao động 2m.
Những tuyến đường biển quan trọng trên thế giới không chỉ là những con đường dẫn đến mục tiêu mà còn là những thước đo cho sự kết nối và phát triển toàn cầu. Việc hiểu rõ về những tuyến đường này không chỉ là cơ hội để nắm bắt xu hướng thương mại và chính trị, mà còn giúp chúng ta đối mặt với những thách thức và cơ hội đặt ra bởi sự thay đổi khí hậu, an ninh, và sự cạnh tranh nguồn lực toàn cầu.