Logistics là gì – Những thông tin cần biết về ngành Logistics. Hiện nay cụm từ Logistics là gì có lẽ không còn xa lạ với nhiều người nhưng để hiểu rõ ràng và cụ thể hơn về lĩnh vực này thì cũng không phải là nhiều người đã biết. Hãy cùng tìm hiểu về các khái niệm, định nghĩa về Logistics cũng như sự hình thành phát triển , vai trò quan trọng ngành Logistics hiện nay như thế nào
Logistics là gì?
Khái niệm Logistics theo học thuật
Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu qủa tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc nhằm mụch đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng.
Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan…..từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải (
Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (World Marintime Unviersity- Đại học Hàng Hải Thế Giới, D. Lambert 1998).
Thực ra Logistics được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành không chỉ trong Quân sự từ rất lâu, được hiểu là hậu cần, mà nó còn áp dụng trong sản xuất tiêu thụ, giao thông vận tải vv..
Vì vậy trên cơ sở Logistics tổng thể (Global Logistic) người ta chia hoạt động logistics thành Supply Chain Managment Logistics –Logistics quản lý chuỗi cung ứng. Transportation Management Logistics- Logistics quản lý vận chuyển hàng hóa. Warhousing/ Inventery Management Logistics –Logistics về quản lý lưu kho, kiểm kê hàng hoá, kho bãi.
Như vậy quản lý Losticgis là sự điều chỉnh cả một tập hợp các hopạt động của nhiều ngành cùng một lúc và chỉ khi nào người làm giao nhận có khả năng làm tất cả các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục hải quan, phân phối….mới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Logistics là gì – Những thông tin cần biết về ngành Logistics. Logistics có thể được dịch không sát nghĩa là “hậu cần”, vì vốn dĩ nó xuất phát từ lịch sử như tôi sẽ nêu trong phần dưới đây. Có lẽ đến nay Tiếng Việt không có thuật ngữ tương đương. Do đó, chúng ta chấp nhận sử dụng từ tiếng Anh “logistics” như một từ đã được Việt hóa, cũng tương tự như nhiều từ khác trong thực tế đã chấp nhận như container, marketing…
Khái niệm Logistics trong luật Việt Nam
Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm (hơi “ngộ nghĩnh”) theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật thương mại nói rằng:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Lịch sử hình thành logistics
Logistics Thế Giới
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc của từ “Logistics”. Theo từ điển Oxford bản gốc thì Logistics mang ý nghĩa là một nhánh nhỏ của khoa học quân sự. Nó bao gồm các hoạt động như thu mua, bảo dưỡng, vận chuyển vật chất, nhân sự và phương tiện. Từ “Logistics” được xuất phát từ chữ “Logistique” trong tiếng Pháp.
Còn trong quyển từ điển New Oxford American thì Logistics được định nghĩa là sự phối hợp chi tiết của một hoạt động phức tạp liên quan đến con người, vật tư và phương tiện.
Logistics xuất hiện từ thời cổ đại, trong các cuộc chiến tranh của đế chế Hy Lạp và La Mã. Bấy giờ, những chiến binh có chức danh Logistikas đảm nhận việc vận chuyển, phân phối các nhu yếu phẩm như lương thực, vũ khí, thuốc men,…đến các doanh trại. Công việc này là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc chiến, khi mỗi bên đều tìm cách bảo vệ nguồn tiếp viện của mình và phá hủy nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người, từ đó hình thành một hệ thống mà ngày nay chúng ta gọi là quản lý logistics.
Vai trò của logistics ngày càng được khẳng định khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trong suốt cuộc chiến, Mỹ và đồng minh đã triển khai tốt công tác hậu cần cung cấp vũ khí, đạn dược, quân trang đúng thời điểm một cách tối ưu hóa. Trong khi đó, phe phát xít lại “tỏ ra lúng túng” trong công tác đảm bảo nguồn cung trong chiến tranh. Chính vì vậy, phe đồng minh đã chiếm được ưu thế để rồi lật đổ phe phát xít năm 1945. Cuộc chiến cũng tạo ra nhiều phát minh lớn cho nhân loại như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra đa và nhiều ứng dụng về logistics được phát triển đến ngày nay.
Logistics Việt Nam
Cách mạng Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu phát triển nền
kinh tế mới. Chính phủ vào thời điểm đó đã quan tâm đến thương mại và sự lưu thông của hàng hóa.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoạt động hậu cần, vận tải, giao nhận, nhất là lĩnh vực quân sự đã có bước phát triển khá lớn và góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên và sau này là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hoạt động kinh tế đối ngoại với các nước cũng phát triển trong suốt những năm kháng chiến. Trước năm 1975, miền Bắc và miền Nam có quan hệ thương mại rộng rãi, bao gồm các trung tâm thương mại quan trọng với các quốc gia bên ngoài khối xã hội chủ nghĩa như Singapore và Hồng Kông, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia trong khu vực ASEAN.
Tuy nhiên, hoạt động logistics được quan tâm và phát triển chỉ sau khi Việt Nam thống nhất và thực hiện chính sách đổi mới. Cùng với sự mở rộng trong thương mại quốc tế và mua bán hàng hóa, cũng như có sự gia tăng nhận thức về hậu cần, nâng cao kiến thức về tầm quan trọng của nó và sự xuất hiện của nhiều công ty cung cấp dịch vụ Logistics. Năm 1993 Hiệp hội Logistics Việt Nam được thành lập và sau này trở thành Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics ViệtViệt.
Năm 2005, Luật Thương mại được ban hành chính tức nêu định nghĩa về Logistics và đưa ra một số định chế về dịch vụ Logistics.
Nghị định 140/2007/NĐ-CP ban hành năm 2007 thể chế hóa các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường đối với dịch vụ Logistics.
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực canh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2058, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với một lĩnh vực rất quan trọng trong nền kinh tế.
Dịch vụ logistics gồm những gì?
Theo đó, dịch vụ logistics gồm những loại hình như sau:
- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
- Dịch vụ chuyển phát.
- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
- Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
- Dịch vụ vận tải hàng không.
- Dịch vụ vận tải đa phương thức.
- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
Tầm quan trọng và ý nghĩa của Logistics trong kinh doanh
Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Clc yếu tố bên ngoài như thể chế luật pháp, môi trường thương mại và các yếu tố bên trong như chất lượng sản phẩm, chi phí lao động và chất lượng nguồn nhân lực.Trong khi doanh nghiệp phải chi rất nhiều tiền để nâng cao chất lượng sản phẩm trong khi chi phí nhân công tăng thì chất lượng nguồn nhân lực phải được cải thiện theo thời gian. Do đó, các doanh nghiệp phải tính toán lại năng suất và tìm cách giảm chi tiêu lãng phí. Sử dụng Logistics như một giải pháp.Các doanh nghiệp sử dụng thành công logistics sẽ tìm ra giải pháp cho các vấn đề về nguyên vật liệu đầu vào và đầu ra sản phẩm. Cụ thể, các tổ chức có thể giảm hoạt động và chi phí vận chuyển thông qua hậu cần, nâng cao khả năng cạnh tranh của họ.
Logistics cũng hỗ trợ rất hiệu quả cho các hoạt động marketing. Bằng cách đưa sản phẩm đến đúng địa điểm và thời gian được yêu cầu, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng. Điều này sẽ mang lại lợi nhuận và đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài cho doanh nghiệp.
Cuộc chiến cạnh tranh giữa các quốc gia và doanh nghiệp càng khốc liệt hơn trong bối cảnh thương mại hóa và hội nhập kinh tế. Sự gia nhập thị trường của các công ty nước ngoài và việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Do vậy hiện nay, hậu cần là một công cụ hữu ích hỗ trợ các tổ chức tạo lợi thế riêng và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trên đây là những thông tin tổng quát về lĩnh vực Logistics , Hy vọng sẽ giúp phần nào để trả lời cho câu hỏi Logistics là gì – và những thông tin cần biết về ngành Logistics. Để tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực Logistics, chúng tôi sẽ có những bài viết riêng cụ thể hơn.